1/ Lịch sử nguồn gốc giống Mèo thần miến điện Birman
Mèo Birman hay còn gọi là Mèo thần miến điện là một giống mèo lông dài được cho là có nguồn gốc từ Miến Điện và có đặc điểm ngoại hình cực giống với mèo Xiêm và mèo Hymalaya. Đằng sau vẻ bề ngoài kute của giống mèo này là những truyền thuyết khá hoành tráng. Ngân đã sưu tầm và tóm tắt lại cho các bạn như sau:
Cách đây hàng ngàn năm, người Khmer đã xây dựng một ngôi đền có tên là Lao-Tsun để tôn vinh nữ thần Tsu-Kyan-Kse của họ. Vào một đêm, một toán cướp đã tấn công vào ngôi đền, vì cố gắng bảo vệ bức tượng nữ thần bằng vàng, thầy tế Mun-ha đã bị sát hại
Ngay lúc đó con mèo trắng tên Sinh ( là con mèo yêu quý của thầy tế Mun-ha) đã nhảy lên cơ thể của thầy để bảo vệ chủ nhân cùng bức tượng vàng. Lúc đó, linh hồn của Nữ thần xuất hiện và nhập vào chú mèo Sinh ra tay đẩy lùi bọn cướp. Các linh mục lúc đó nhìn thấy rằng cơ thể của Sinh đã thay đổi, các bộ phận tai – cẳng chân-mặt-đuôi đều đổi thành màu nâu đất, mắt chuyển từ vàng thành màu xanh biển chỉ duy nhất lòng bàn chân vẫn giữ nguyên màu trắng. Sở dĩ như vậy bởi khi đó Sinh vẫn đứng trên người chủ nhân Mun-ha của mình, nó thể hiện dù thế nào nó vẫn luôn trung thành với người chủ của mình, giữ nguyên sự tinh khiết của nơi tiếp xúc với chủ nhân.
Chú mèo Sinh sau đó đã sống thêm được 7 ngày mà không hề ăn uống. Khi các linh mục còn lại tập trung để bầu ra người kế vị thì rất ngạc nhiên khi thấy xuất hiện 99 chú mèo trắng khác đã thay đổi hoàn toàn giống hệt chú mèo Sinh. Kể từ đó, mèo Birman được coi là giống mèo linh thiêng, chứa linh hồn của các linh mục vĩ đại. Và cái tên Mèo thần miến điện cũng từ truyền thuyết này mà ra.
Tất nhiên cũng có nhiều người không tin vào truyền thuyết này, họ cho rằng giống mèo này thường được thấy xuất hiện ở Miến Điện quanh các ngôi đền và chúng sống cùng các linh mục. Có những ghi chép Ngân sưu tầm được có nói rằng, đã có những chú mèo Birman được gửi tới Pháp cho ông Gordon Russell và ông August Pavie để được bảo vệ khỏi sự tấn công của giặc ngoại xâm tới các ngồi đền. Cũng có ghi chép nói một triệu phú người Mỹ đã mua được hai con mèo Birman từ tay bọn buôn lậu,….
Dẫu sau, câu chuyện vẫn chỉ là câu chuyện và nguồn gốc giống mèo thần miến điện Birman vẫn là một ẩn số chưa có lời giải đáp khoa học chính xác. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, giống mèo Birman đã được công nhận tại Pháp vào năm 1925, ở Anh năm 1966 và từ CFA năm 1967.
2/ Cách phân biệt Mèo Birman với mèo Xiêm và mèo Ragdoll
Nếu bạn là một người yêu thích mèo, hay tìm hiểu về mèo thì có lẽ cũng nhận thấy một điều là mèo thần miến điện Birman, mèo Xiêm và mèo Ragdoll rất giống nhau phải không? Khi đặt cả ba đứa này cạnh nhau, một người không có nhiều kiến thức về mèo sẽ không thể phân biệt được chúng. Ngân xin mách bạn cách phân biệt như sau:
Đầu tiên bạn hãy nhìn vào lòng bàn chân của ba đứa này, con mèo nào có lòng bàn chân không phải màu trắng sẽ là mèo Xiêm. Hai giống mèo Birman và mèo Ragdoll đều có lòng bàn chân màu trắng.
Tiếp theo để phân biệt mèo Birman và mèo Ragdoll, bạn hãy chú ý tới cằm của chúng. Mèo Ragdoll sẽ có cằm màu trắng còn mèo Birman thì không. Ngoài ra kích thước cơ thể của mèo Ragdoll cũng to hơn khá nhiều so với mèo Birman. Cũng không quá khó để phân biệt phải không ^^!.
Sen ơi coi bài này nữa nè: Những giống mèo màu Lilac phổ biến nhất
3/ Đặc điểm về ngoại hình, sức khỏe mèo Birman
Mèo thần miến điện Birman là một giống mèo với một cái đầu tròn, một cái mặt béo (nhưng không béo như aln), đôi mắt hình oval màu xanh biển hút hồn, đôi tai vểnh cao tạo nên tổng thể một con mèo trông giống mèo xiêm nhưng lại mập hơn một chút, rất dễ thương.
Giống mèo Birman có bộ lông dài, dày, mượt và chúng thường có màu sắc y hệt với giống mèo Xiêm. Cũng sẽ có màu cháy đen ở mặt, tai, chân, đuôi,.. nhưng lòng bàn chân sẽ màu trắng nên sẽ cảm giác như chúng đang đi một đôi tất chân vậy.
Đọc kỹ nè sen: Mèo Xiêm Thái thuần chủng giá bao nhiêu?
Mèo Birman có thể nặng từ 3 – 6kg và phát triển đầy đủ khi chúng lên 3 tuổi. Con đực thường sẽ nặng hơn con cái đôi chút. Đây cũng là giống mèo khá khỏe mạnh và hiếm khi mắc bệnh, mặc dù có một vài thông tin nói rằng chúng dễ bị mắc bệnh cơ tim phì đại.
Nhưng theo Ngân tìm hiểu, đây là chứng bệnh cũng hay gặp ở loài mèo khi chúng về già. Điều này cũng thật khó tránh bởi nếu nó là tự nhiên thì muốn cũng không thể thay đổi.
4/ Đặc điểm tính cách mèo thần miến điện Birman
Giống như hầu hết các con mèo Tây khác, mèo Birman rất hiền lành, dễ gần và thân thiện. Chúng có thể nhanh chóng làm bạn với những con chó hay mèo khác trong nhà, mến trẻ con và rất quấn chủ nhân. Nếu bạn muốn nuôi cả chó và mèo trong nhà, muốn có những tấm hình mèo ngủ chung với chó thì Birman sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Bên cạnh đó, mèo Birman cũng được biết đến là khá tò mò, tinh nghịch nhưng không đến nỗi phá phách. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian chơi đuổi bắt với chúng, ném đồ cho chúng nhặt hoặc đơn giản cho chúng nhìn bạn lướt facebook, kiểm tra email trên máy tính, điện thoại. Ngân hứa rằng bạn cũng sẽ lại có những bức hình chúng chăm chú đọc newfeed của bạn đấy.
ĐỌC NGAY: Mèo Singapura – “Báu Vật” nhỏ nhất thế giới của Singapore
5/ Mèo Birman giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giống mèo Birman tuy thuộc top 10 loại mèo đẹp nhất trong ngành nhưng tại Việt Nam chúng chưa được phổ biến và có nhiều người biết tới. Vì vậy số lượng mèo Birman tại Việt Nam rất ít và đa số đều là mèo nhập khẩu nên giá thành rất cao.
Tại thời điểm hiện tại, để sở hữu một bé mèo Birman bạn phải chi ra số tiền trên 20 triệu đồng và sẽ phải mất khá nhiều công sức để tìm chỗ mua. Nếu bạn có người quen ở một số nước như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,.. có thể nhờ họ hỏi giúp hoặc đơn giản hơn bạn có thể lên group facebook Đảo Mèo để đăng tin tìm người bán.
Tuy chưa thể giúp bạn tìm được địa chỉ mua mèo Birman uy tín nhưng Ngân sẽ update ngay khi có thể. Nếu bạn là người bán mèo Birman hay biết chỗ mua hãy inbox vào fanpage hoặc comment phía dưới này cho Ngân biết để update cho các bạn khác nữa nhé.
Các sen nếu muốn chia sẻ bài viết vui lòng sử dụng các hình thức chia sẻ bằng button trên website hoặc ghi nguồn là https://tindongvat.xyz giúp Ngân nhé. Cảm ơn các sen!